Hello

I'm Long Thai Bao

Tớ là Thắng, yêu màu tím, thích màu hồng, sống nội tâm và không gay

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI CỦA DOANH NGHIỆP

Mục đích của việc phân tích môi trường kinh doanh là nhằm tỡm kiếm cơ hội và phát hiện ra những thách thức đặt ra cho doanh nghiệp. Chương này sẽ hệ thống hóa những nhóm nhân tố cơ bản trong môi trường kinh doanh bờn ngoài doanh nghiệp ở cấp độ vĩ mô và ngành kinh doanh tác động tới các doanh nghiệp. Nhằm tạo thành nền tảng các vấn đề cần phân tích môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp để hoạch định chiến lược
2.1. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Sự phát triển có hiệu quả và bền vững, mức độ đạt được các mục tiêu chiến lược của mỗi doanh nghiệp, phụ thuộc vào môi trường kinh doanh và khả năng thích ứng của doanh nghiệp với hoàn cảnh của môi trường kinh doanh. Trừ quan niệm chung môi trường là tập hợp các yếu tố, các điều kiện thiết lập nên khung cảnh sống của một chủ thể. Người ta cho rằng môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố, các điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt odọng kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các yếu tố, các điều kiện cấu thành môi trường kinh doanh luôn có quan hệ tương tác với nhau và đồng thời tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng mức độ và hướng tác động của các yếu tố và điều kiện lại khác nhau. Trong cùng một thời điểm, với cùng một đối tượng có yếu tố tác động thuận lợi tạo thành cơ hội nhưng cũng có yếu tố tạo thành lực cản sự phát triển của doanh nghiệp - hình thành những nguy cơ đối với doanh nghiệp.
Một vấn đề nữa đặt ra là các yếu tố, điều kiện tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không cố định một cách tĩnh tại mà nó thường xuyên vận động biến đổi. Bởi vậy  để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, doanh nghiệp phải phân tích môi trường kinh doanh, phải nhận biết một cách nhạy bén và dự báo đúng được sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Nhân tố nào ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các quản trị gia khi soạn thảo chiến lược phải nhận thức đầy đủ chính xác các yếu tố môi trường này.
Cách phân chia các yếu tố môi trường còn có nhiều ý kiến khác nhau song chung quy được chia thành các cấp độ của môi trường kinh doanh (hình 2.1):
 
Môi trường kinh doanh khu vực và toàn cầu - cấp độ  megalevel
-        Môi trường nền kinh tế - cấp độ vĩ mô- macrolevel.
-        Môi trường ngành kinh doanh (còn gọi môi trường tác nghiệp)- cấp độ trung mô- mesolevel.
-        Môi trường nội bộ doanh nghiệp (cấp độ vi mô- microlevel).
2.2. Phân tích các nhân tố của môi trường vĩ mô ( môi trường nền kinh tế)
          Môi trường nền kinh tế gồm có các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp định hướng và có ảnh hưởng đến môi trường tác nghiệp và môi trường nội bộ tạo ra nguy cơ đối với doanh nghiệp. Trong môi trường vĩ mô được chia thành các nhóm yếu tố sau:
2.2.1. Nhân tố kinh tế
Yếu tố môi trường bên ngoài đầu tiên tác động đến doanh nghiệp là yếu tô kinh tế. Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng vô cùng lớn đến doanh nghiệp. Các ảnh hưởng chủ yếu về kinh tế bao gồm các yếu tố như lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ. Vì các yếu tố này tương đối rộng nên các doanh nghiệp cần chọn lọc để nhận biến các tác động cụ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế có thể kể đến như: Giai đoạn trong chu kỳ kinh tế; Xu hướng của GNP; Tỷ lệ lạm phát; Lãi suất ngân hàng; Chính sách tiền tệ; Mức độ thất nghiệp; Chính sách tài chính
Mỗi yếu tố kinh tế nói trên có thể là cơ hội hoặc nguy cơ. Thí dụ, trong giai đoạn suy thoái kinh tế, mọi người dân buộc phải cắt giảm mọi khoản chi tiêu thì những doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh những mặt hàng xa xỉ, đắt tiền sẽ có nguy cơ không bán được hàng, ngược lại đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những mặt hàng thiết yếu rẻ tiền thì đây là một cơ hội để tăng nhanh bán hàng.
2.2.2. Nhân tố chính trị
Có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuê mướn, cho vay, an toàn, vật giá, quảng cáo, nơi đặt nhà máy và vệ sinh môi trường. Các yếu tố chính phủ và luật pháp gồm: Các quy định về chống độc quyền; Các luật về bảo vệ môi trường; Các sắc luật về thuế; Các chế độ đãi ngộ đặc biệt; Các quy định trong lĩnh vực ngoại thương; Các quy định về thuê mướn và khuyến mãi; Mức độ ổn định của Chính phủ.
Chính sách của Chính phủ cũng có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được thể hiện ở chỗ: Thể chế, quan điểm chính trị, sự nhất quan trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, hệ thống chính trị. Một trong những bộ phận của yếu tố chính trị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Vì vậy hoạt động kinh doanh trước hết đòi hỏi các nhà quản lý phải quan tâm nắm vững luật pháp. Luật pháp có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của daonh nghiệp. Những tác động ảnh hưởng chủ yếu của luật đối với hoạt động của một doanh nghiệp thể hiện ở chỗ: Các quy định về giao dịch: hợp đồng, sự bảo vệ các bằng sáng chế, phát minh, luật bảo vệ nhãn hiệu thương mại, bí quyết công nghệ, quyền tác giả, các tiêu chuẩn kế toán. Môi trường luật pháp chung: Luật môi trường, những quy định cụ thể về sức khoẻ và an toàn. Luật thành lập doanh nghiệp, các ngành, các lĩnh vực kinh doanh. Luật lao động; Luật chống độc quyền và các hiệp hội kinh doanh...
Nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động được là vì điều kiện xã hội cho phép. Chừng nào xã hội không còn chấp nhận các điều kiện và bối cảnh thực tế nhất, thì  xã hội sẽ rút lại sự cho phép đó bằng cách đòi hỏi những can thiệp bằng chế độ chính sách hoặc thông qua hệ thống pháp luật.
2.2.3. Nhân tố xã hội
 Tất cả các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến doanh nghiệp như sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực về đạo đức và quan điểm về mức sống, cộng đồng kinh doanh và lao động nữ. Yếu tố xã hội bao gồm: Quan điểm về mức sống; Phong cách sống; Lao động nữ; Ước vọng về sự nghiệp; Tính tích cực tiêu dùng; Tỷ lệ tăng dân số...
2.2.4. Nhân tố tự nhiên.
Các quyết sách trong kinh doanh từ lâu đã được các doanh nghiệp thừa nhận. Tuy nhiên, các yếu tố về duy trì môi trường tự nhiên hầu như hoàn toàn không được chú ý tới. Yếu tố tự nhiên bao gồm: Sự ô nhiễm môi trường; khí hậu, thời tiết...
Sự quan tâm của các nhà quản trị kinh doanh ngày càng tăng vì công chúng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng môi trường tự nhiên. Ngày nay các vấn đề ô nhiễm môi trường, thiếu năng lượng, lãng phí tài nguyên thiên nhiên cùng với nhu cầu ngày càng lớn đối với các nguồn lực có hạn khiến công chúng cũng như các nhà doanh nghiệp phải thay đổi các quyết định và biện pháp hoạt động liên quan.
2.2.5. Nhân tố công nghệ. ít có ngành công nghiệp và doanh nghiệp nào mà lại không phụ thuộc vào công nghệ. Chắc chắn ngày càng có nhiều công nghệ tiên tiến ra đời, tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ đối với tất cả các ngành công nghiệp và các doanh nghiệp. Các nhà nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ hàng đầu nói chung đang lao vào công việc tìm tòi các giải pháp kỹ thuật mới nhằm giải quyết các vấn đề tồn tại và xác định các công nghệ hiện tại có thể khai thác trên thị trường. Các doanh nghiệp cũng phải cảnh giác đối với các công nghệ mới có thể làm cho sản phẩm của họ lạc hậu một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Khi tiến hành hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh các nhà quản trị doanh nghiệp phải lựa chọn các hình thức kinh doanh phù hợp với môi trường và khả năng của mình. Việc phân tích môi trường kinh doanh nhằm giúp cho doanh nghiệp thích ứng và thích nghi trong các hoạt động kinh doanh, giảm thách thức và tăng thời cơ kinh doanh, gia tăng kết quả và hạn chế rủi ro. Để hoạch định ra được một chiến lược và chính sách điều kiện tối ưu, nhà quản trị doanh nghiệp tất yếu còn phải nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng môi trường kinh doanh.
2.3. Phân tích môi trường ngành kinh doanh:
Môi trường ngành là nơi các doanh nghiệp trực tiếp có những mối quan hệ liên kết kinh tế chặt chẽ và cạnh tranh lẫn nhau, bởi vậy nó có tác động rất lớn và mạnh mẽ đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp lớn có ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp khác trong ngành.
Trong nền kinh tế thị trường, công cụ được các công ty và các nhà kinh doanh sử dụng rộng rãi để phân tích môi trường ngành kinh doanh là mô hình phân tích của Michael Porter. Theo ông thì môi trường ngành được hình thành bởi 5 thế lực cạnh tranh mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải tính toán cân nhắc tới trước khi có những quyết định lựa chọn phương hướng và nhiệm vụ phát triển của mình. Năm thế lực đó là:
-        Sức ép của các đối thủ cạnh tranh hiện tại.
-        Sức ép của các đối thủ mới xâm nhập.
-        Sức ép của khách hàng.
-        Sức ép của các nhà cung ứng vật tư.
-        Sức ép của sản phẩm thay thế.
Năm thế lực cạnh tranh này tồn tại trong một thể thống nhất tạo thành môi trường ngành kinh doanh, quyết định đến tính chất quy mô của cạnh tranh và khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành (Hình 2.2). 
 
2.3.1. Sức ép của khách hàng:
Khách hàng là lý do tồn tại của các doanh nghiệp. Nhưng thực chất của mối tương quan thế lực giữa doanh nghiệp với khách hàng ai mạnh hơn thì người đó có ưu thế và được lợi nhiều hơn. Do đó doanh nghiệp phải thiết lập mối quan hệ với khách hàng nhằm giữ khách hàng. Nhưng ngược lại, khách hàng cũng tìm cách gây sức ép đối với doanh nghiệp để được lợi, thường là ép về giá hoặc đòi hỏi mức chất lượng sản phẩm cao hơn, dịch vụ nhiều hơn. Trên thực tế khách hàng thường gây sức ép đối với doanh nghiệp trong nhiều tình huống: Khi họ là khách hàng chủ yếu; Khi họ là khách hàng mua nhiều, khách hàng thường xuyên; Khi họ có thể chi phí trong mua hàn của người khác để sử dụng; Khi họ có thu nhập thấp; Khi họ có đủ thông tin về nhu cầu giá cả trên thị trường và sản phẩm của doanh nghiệp thì quyền mặc cả của họ càng lớn...Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp phải làm chủ được tương qan thế lực này.
2.3.2. Sức ép của các nhà cung cấp vật tư:
Các nhà cung cấp vật tư cung cấp các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp như: nhiên liệu, đồng vốn, nhân sự, đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được tiến hành bình thường thực chất mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung ứng vật tư cũng là mối tương quan thế lực nếu vật tư khan hiếm thì chúng ta phải tìm họ và ngược lại họ phải phụ thuộc chúng ta do đó doanh nghiệp phải thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ và lâu dài với các nhà cung cấp vật tư. Để mong muốn họ đáp ứng theo yêu cầu của doanh nghiệp là đảm bảo cung cấp đủ về số lượng chủng loại và mức chất lượng vật tư, hai là đảm bảo cung cấp đúng tiến độ và với một mức giá hợp lý. Ngược lại các nhà cung cấp vật tư cũng là nhà sản xuất, họ cũng muốn được lợi nên thường tìm cách gây sức ép đối với doanh nghiệp để có được lợi nhuận cao hơn trong những tình huống sau: họ độc quyền cung cấp vật tư cho doanh nghiếp; Họ cung cấp những loại vật tư không có khả năng thay thế; Khi doanh nghiệp không phải là khách hàng quan trọng của họ.
2.3.3 Nguy cơ đe doạ của sản phẩm thay thế.
Những sản phẩm thay thế cũng là một trong những thế lực tạo nên sức ép lớn đối với doanh nghiệp. Mức độ sẵn có của sản phẩm thay thế cho biết giới hạn trên của giá cả sản phẩm trong ngành. Nếu giá của một sản phẩm quá cao thì khách hàng chuyển sang sử dụng những sản phẩm thay thế. Đối sách cơ bản của các doanh nghiệp là thực hiện chiến lược phân biệt hoá sản phẩm nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng khác biệt hẳn sản phẩm thay thế hoặc làm tăng chi phí của khách hàng khi họ chuyển sản sử dụng sản phẩm thay thế. Sự sẵn có của các sản phẩm thay thế trên thị trường là mối đe doạ trực tiếp đến khả năng phát triển, khả năng cạnh tranh và mức độ lợi nhuận của các doanh nghiệp.
2.3.4. Cường độ cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành là một trong yếu tố phản ánh bản chất của môi trường tác nghiệp. Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường và tình hình hoạt động của chúng là lực lượng tác động trực tiếp mạnh mẽ, tức thì tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi ngành bao gồm rất nhiều doanh nghiệp khác nhau nhưng trong đó chỉ có một số đóng vai trò chủ chốt như những đối thủ cạnh tranh chính có khả năng chi phối, khống chế thị trường.
Nhiệm vụ của doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, đánh giá chính xác khả năng của những đối thủ cạnh tranh này để xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp với hoàn cảnh môi trường chung của ngành. Mức độ, quy mô cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt động phụ thuộc vào: Trình độ tập trung hoá sản xuất kinh doanh trong từng ngành; Số lượng các đối thủ cạnh tranh hiện có; Dung lượng của thị trường và năng lực sản xuất của ngành; Tốc độ tăng trưởng và phát triển của ngành. Cường độ cạnh tranh tăng lên khi một hoặc nhiều doanh nghiệp trong một ngành thấy có cơ hội để củng cố vị trí trên thị trường hoặc nhận thấy áp lực cạnh tranh từ phía các doanh nghiệp khác. Cường độ cạnh tranh được biểu hiện dưới dạng chính sách giá bán sản phẩm, chiến dịch quảng cáo, chiến dịch đưa sản phẩm mới hoặc cải tiến ra thị trường tăng cường các dịch vụ khách hàng và bảo hành sản phẩm...
Khi phân tích cường độ cạnh tranh giữa các đối thủ hiện có trên thị trường cần phải tính kỹ các vấn đề sau:
(1)     Số lượng các đối thủ cạnh tranh và các đối thủ ngang sức:
ở đây cần xem xét là số lượng các đối thủ cạnh tranh ngang nhau và các đối thủ có quy mô lớn có thế lực trong ngành kinh doanh. Phân tích kết cấu đối thủ. Nếu trong ngành mà có một hoặc một vài đối thủ thống lĩnh thì cường độ cạnh tranh thấp hơn bởi vì các thủ lĩnh đó sẽ đóng vai trò chi phối toàn ngành và là người chỉ đạo về giá. Nhưng nếu ngành chỉ bao gồm một số doanh nghiệp có quy mô và thế lực tương đương nhau thì cường độ cạnh tranh sẽ cao và các đối thủ này sẽ tìm cách giành vị trí thống lĩnh. Cạnh tranh cũng sẽ trở nên căng thẳng trong các ngành có một số lượng lớn doanh nghiệp khi đó một số doanh nghiệp có thể tăng cường cạnh tranh mà các doanh nghiệp khác không nhận thấy ngay được.
(2)     Tốc độ tăng trưởng của ngành:
Các doanh nghiệp trong ngành có tốc độ phát triển chậm thường có mức độ cạnh tranh cao hơn trong các giai đoạn có sự phát triển nhanh. Vì trong các ngành phát triển chậm thì chỉ cần một doanh nghiệp tìm cách tăng thị phần của mình và mở rộng sản xuất đòi hỏi cạnh tranh giành thị phần của các đối thủ khác và khi đó cường độ cạnh tranh sẽ tăng lên.
(3) Các doanh nghiệp có chi phí cố định và dự trữ lớn thường chịu áp lực là phải hoạt động hết công suất để tiến tới giảm chi phí chung bằng cách tăng số lượng sản phẩm. Xu hướng này dẫn tới giảm giá bán sản phẩm từ đó làm tăng mức độ cạnh tranh phát triển.
(4) Thiếu sự phân hoá: Khi sản xuất được phân hoá cao thì mức độ cạnh tranh cũng ít hơn và khách hàng sẽ lựa chọn theo sở thích của mình, thị trường có sự phân chia rõ ràng.
(5) Sự khác biệt giữa các đối thủ: Nếu trong ngành có nhiều đối thủ khác nhau quá nhiều về nguồn gốc, phong cách kinh doanh, văn hoá phong tục, thói quen sẽ thường có mục tiêu khác và có các phương thức cạnh tranh khác nhau.
Sự khác biệt lớn này sẽ làm cho các đối thủ đó gặp khó khăn trong việc thoả thuận luật chơi và tìm tiếng nói chung trong giới kinh doanh do đó những doanh nghiệp phải đương đầu với sự cạnh tranh đặc biệt, hoặc khó có thể dự tính trước được những đường đi nước bước và sự phản ứng của các đối thủ cạnh tranh.
(6) Những cản trở rút lui: Các cản trở rút lui có thể là do vấn đề đặc thù kinh tế – kỹ thuật hoặc yếu tố tâm lý buộc doanh nghiệp không thể rút lui khỏi ngành mà phải chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận thua thiệt và rủi ro cản trở rút lui có thể vì lý do danh dự hoặc áp lực của Nhà nước buộc phải tiếp tục hoạt động để tránh những tác động xấu về kinh tế trong khu vực.
(7) Phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Hiểu biết về đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp bởi nhiều đối thủ cạnh tranh quyết định tính chất và mức độ tranh đua hoặc thủ thuật giành lợi thế trong ngành. Việc phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhằm nắm về hiểu biết được các biện pháp phản ứng và hoạt động của họ.
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp tập trung vào những vấn đề cơ bản sau: Nhận biết các đối thủ cạnh tranh trực tiếp; Biết mục đích của đối thủ, nắm mục tiêu chiến lược của họ; Chiến lược hiện tại của họ; Mục tiêu quan trọng của họ, thế mạnh, điểm yếu.
Việc phân tích điều kiện cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác định rõ vị trí của mình trên thị trường làm cơ sở cho việc đề ra chiến lược kinh doanh, biện pháp đạt được mục tiêu doanh nghiệp mà không phải gặp đối thủ cạnh tranh nguy hiểm và không phải đúng đắn với nhiều thử thách quá lớn gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
2.3.5. Đe doạ của đối thủ mới xâm nhập
Những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường trực tiếp làm tăng tính chất và quy mô cạnh tranh trên thị trường ngành do tăng năng lực sản xuất và khối lượng sản xuất trong một ngành. Trong quá trình vận động của các lực lượng trong từng giai đoạn, thường xuất hiện các đối thủ mới gia nhập và cũng có các đối thủ yếu rút khỏi ngành kinh doanh. Cạnh tranh sẽ loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém không thích nghi với môi trường, đồng thời làm tăng khả năng của các doanh nghiệp khác đó là quy luật khách quan. Điều này buộc các doanh nghiệp phải xem xét đánh giá khả năng của các đối thủ mới để có những quyết định chiến lược phù hợp trong sản xuất kinh doanh.
Sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp mới tham gia phụ thuộc chặt chẽ vào những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của ngành và mức độ hấp dẫn của ngành đó. Để đối phó với các đối thủ mới doanh nghiệp thường tạo ra các rào cản trở gia nhập, việc tạo ra những cản trở hoặc sự phản ứng khôn khéo của các doanh nghiệp đang cạnh tranh sẽ làm giảm bớt mối đe dọa do đối thủ mới gây ra. Ví dụ như:
-        Tăng sản lượng sản phẩm: Tăng sản lượng sản phẩm sẽ làm giảm giá thành đơn vị sản phẩm, dùng quy mô cản trở buộc các đối thủ phải tham gia vào thị trường với quy mô lớn mà đó là một rủi ro lớn đối với đối thủ mới. Nếu tham gia vào vốn quy mô nhỏ thì khó có thể cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp hiện có vì họ có lợi thế chi phí thấp.
-        Phân hoá sản phẩm: Các đối thủ mới thường mong muốn có được sản phẩm có tên tuổi, có uy tín hơn hẳn so với sản phẩm hiện có hoặc có sự hơn hẳn về quảng cáo, về phục vụ. Nếu phân hoá sản phẩm chất lượng sản phẩm cao thì buộc đối thủ mới phải đầu tư lớn và đòi hỏi phải có thời gian nhất định mới vượt qua được các cản trở này.
-        Ràng buộc các nhà cung cấp vật tư và khách hàng. Trong các hợp đồng kinh tế doanh nghiệp phải tìm cách ràng buộc các nhà cung cấp vật tư, khách hàng một khoản tiền đặt cọc, hoặc ràng buộc để họ không bị doanh nghiệp ngành sang phục vụ cho đối thủ mới.
-        Sử dụng các lợi thế mà các đối thủ mới không thể có được: Bản quyền về công nghệ, sản phẩm; Lợi thế về nguồn cung cấp ngành; Lợi thế về vị trí địa lý; Lợi thế về kinh nghiệm kỹ năng trong sản xuất.
Tóm lại, phân tích môi trường kinh doanh là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. môi trường kinh doanh gồm môi trường vĩ mô và môi trường vi mô hay cũn gọi là mụi trường ngành. Mục tiêu của phân tích là phán đoán môi trường là để xác định  các cơ hội và đe doạ, trên cơ sở đó có các quyết định quản trị hợp lý.

CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ễN TẬP

1.       Khi có một đối thủ mới xuất hiện. Doanh nghiệp  cần phải phân tích và tỡm biện phỏp đối phó như thế nào ? Tại sao ?
2.       Để có thể tham gia vào một ngành kinh doanh mới doanh nghiệp cần phải quan tâm phân tích những vấn đề gỡ trong mụi trường ngành đó ?
3.       Các nhân tố môi trường nền kinh tế tác động như thế nào đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
4.       Để khắc phục nguy cơ tụt hậu về công nghệ doanh nghiệp cần nghiên cứu giải quyết những vấn đề gỡ ?
5.       Sử dụng Mụ hỡnh phõn tớch mụi trường ngành để phân tích cho các ngành dệt may, da giầy, bưu chính viễn thông, lắp ráp ô tô, du lịch, sản xuất văn phũng phẩm.?
6.       Phân tích sự tác động của môi trường vĩ mô tói các doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giầy, bưu chính viễn thông, lắp ráp ô tô, du lịch, sản xuất văn phũng phẩm? 

Share this:

ABOUTME

Hi all. Tớ là Long Thái Bảo, Thích tìm tòi học hỏi mọi thứ. Gọi tớ là Long Dễ Bảo nha :v

JOIN CONVERSATION

    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét