Hello

I'm Long Thai Bao

Tớ là Thắng, yêu màu tím, thích màu hồng, sống nội tâm và không gay

Các hình thức hội nhập dọc

1.1. Định nghĩa chiến lược hội nhập dọc
Chiến lược hội nhập dọc nghĩa là công ty đang sản xuất các đầu vào cho chính mình (Hội nhập về phía sau, hay ngược chiều) hoặc phát tán các đầu ra của mình (hội nhập về trước hay xuôi chiều)
Hội nhập dọc chính là lựa chọn để công ty canh tranh trong các giai đoạn của chuỗi từ nguyên vật liệu đến khách hàng.
Trong ngành máy tính cá nhân, hầu hết các công ty không hội nhập vào các giai đoạn liên tiếp. Trường hợp ngoại lệ, vd: Intel vừa sản xuất các bộ vi xử lý vừa lắp ráp máy tính.
Bên cạnh hội nhập xuôi chiều và ngược chiều, còn có thể phân biệt giữa hội nhập toàn bộ và hội nhập hình chóp.
1.2. Các hình thức hội nhập dọc
1.2.1. Chiến lược hội nhập ngược chiều
—         Định nghĩa:Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách thâm nhập và thu hút những người cung cấp (các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp) để cải thiện doanh số, lợi nhuận hoặc kiểm soát thị trường cung ứng nguyên vật liệu.
—         Điều kiện áp dụng:
-         Ngành kinh doanh có yêu cầu phát triển công nghệ cao, chu kỳ đổi mới ngắn.
-         Doanh nghiệp có tiềm lực để mở rộng thêm các hoạt động kinh doanh một cách đa dạng trên nhiều chức năng khác nhau.
-         Áp lực của các nhà cung ứng quá cao.
-         Doanh nghiệp có yêu cầu đặc thù về nguyên liệu để sản xuất những sản phẩm riêng độc đáo.
-         Chi phí mua đầu vào từ các nhà cung cấp quá tốn kém và không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cho sản phẩm của mình.
-         Khi một số nhà cung cấp ít và đối thủ cạnh tranh nhiều có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty.
-         Khi doanh nghiệp có cả vốn và nhân lực cần thiết để đảm đương việc kinh doanh mới cung cấp nguyên liệu cho chính mình.
-         Khi các nhà cung cấp hiện tại có khoảng biên tế cao, điều này cho thấy việc kinh doanh cung cấp sản phẩm hay dịch vụ của ngành là một liên doanh có giá trị.
1.2.2. Chiến lược hội nhập thuận chiều
—         Định nghĩa:Là chiến lược tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách thâm nhập và thu hút những trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (yếu tố đầu ra).
—         Điều kiện áp dụng:
-         Hệ thống phân phối hiện tại chưa hiệu quả và hợp lý.
-         Các trung gian phân phối có ưu thế và có mức lợi nhuận biên tế quá cao.
-         Sự canh tranh trong tiêu thụ giữa các đối thủ khá gay gắt.
-         Doanh nghiệp có nhiều tiềm lực để mở rộng chức năng và hoạt động của mình trên thị trường.
-         Khi các nhà phân phối hiện tại không thể tin tưởng được, hoặc hoạt động của họ thiếu tích cực không đáp ứng những đòi hỏi về tiêu thụ của công ty, cũng như những thông tin về khách hàng.
-         Khi các nhà phân phối hiện tại không thành thạo hoạt động kém hiệu quả làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
-         Khi các nhà phân phối hàng hóa cho công ty có mức lợi nhuận quá cao có thể làm mất lợi thế cạnh tranh của công ty, tạo lợi thế cạnh tranh cho các đối thủ khác. Nếu doanh nghiệp tham gia vào hoạt động phân phối sẽ định giá cạnh tranh hơn thu được lợi nhuận cao.
-         Khi một công ty có đủ khả năng tài chính và  tài nguyên cần thiết để quản lý việc phân phối các sản phẩm của chính công ty.
1.3. Lợi ích và bất lợi của hội nhập dọc
1.3.1. Lợi ích của hội nhập dọc
-         Cho phép công ty tạo lập các rào cản với các đối thủ cạnh tranh mới.
-         Thúc đẩy đầu tư vào các tài sản chuyên môn hoá nâng cao hiệu quả.
-         Bảo vệ chất lượng sản phẩm.
-         Làm việc lập kế hoạch được cải thiện.
1.3.2. Bất lợi của hội nhập dọc
—         Bất lợi về chi phí
—         Bất lợi phát sinh khi công nghệ thay đổi nhanh
—         Bất lợi khi nhu cầu không chắc chắn
—         Chi phí quản lý  và các hạn chế của hội nhập dọc
+ Thiếu động cơ thúc đẩy đối với các nhà cung cấp
+ Thiếu mềm dẻo chiến lược khi công nghệ thay đổi, hoặc nhu cầu không chắn chắn
+ Nảy sinh chi phí quản lý (chi phí vận hành tổ chức) từ sự kém hiệu lực của bộ máy quản lý. Chi phí này đặt ra một giới hạn về mực độ hội nhập dọc mà công ty có thể theo đuổi một cách hiệu quả
1.4. Các phương án hội nhập
—         Các hợp đồng ngắn hạn và đấu giá cạnh tranh
Hợp đồng có hiệu lực trong thời hạn ngắn(dưới 1 năm). Giúp hạn chế những rủi ro phát sinh trong dài hạn như tính không ổn định của nhu cầu, và đặc biệt là sự không ổn định của nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào hay sự phân phối không hiệu quả của đầu ra.
—         Các liên minh chiến lược và hợp đồng dài hạn
Khi các công ty nhỉ không đủ sức cạnh tranh với các công ty lớn và trong hoàn cảnh tài nguyên khan hiếm, cạnh tranh gay gắt thì liên minh chiến lược là một lựa chọn hiệu quả. Khi đó :
+ Chi phí, lợi nhuận và rủi ro chia điều cho mọi người.
+ Tạo nên hàng rào chiến lược cho những kẻ xâm nhập.
+ Bảo đảm tính ổn định, chất lượng của đầu vào và tính nhanh chóng, hiệu quả của đầu ra.

—         Thiết lập các mối liên hệ hợp tác dài hạn
—         Khai thác nguồn bên ngoài chiến lược và công ty ảo

Share this:

ABOUTME

Hi all. Tớ là Long Thái Bảo, Thích tìm tòi học hỏi mọi thứ. Gọi tớ là Long Dễ Bảo nha :v

JOIN CONVERSATION

    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét