Hello

I'm Long Thai Bao

Tớ là Thắng, yêu màu tím, thích màu hồng, sống nội tâm và không gay

Các yếu tố cấu thành thương hiệu? Tầm quan trọng của việc đặt tên cho thương hiệu?

Các yếu tố cấu thành thương hiệu

Phần đọc được

Bao gồm những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty, doanh nghiệp (ví dụ như: Gateway, PGrand, 3M...), tên sản phẩm (555, Coca-Cola...), câu khẩu hiệu (Slogan) đặc trưng (Tôi yêu Việt Nam), đoạn nhạc, hát và các yếu tố phát âm khác.

Phần không đọc được

Bao gồm những yếu tố không đọc được mà chỉ có thể cảm nhận được bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng (hình bông sen của Vietnam Airlines), màu sắc (màu xanh của Nokia, đỏ của Coca-Cola, hay kiểu dáng thiết kế, bao bì (kiểu chai bia Henniken) và các yếu tố nhận biết (bằng mắt) khác.


Tầm quan trọng của việc đặt tên cho thương hiệu.
Thương hiệu tốt là 1 thương hiệu có giá trị cao, vậy giá trị thương hiệu bao gồm những yếu tố nào? Những yếu tố đó có ảnh hưởng gì đến giá trị thương hiệu?


Giá trị thương hiệu
Theo giáo sư David A. Aaker, giá trị thương hiệu gồm có bốn yếu tố cấu thành: việc khách hàng nhận ra thương hiệu một cách mau chóng, chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp trong nhận thức của khách hàng, những liên tưởng của khách hàng khi nghe hoặc nhìn thấy thương hiệu, sự trung thành của khách hàng đối với thương hiệu
Sự nhận biết thương hiệu
Nhận biết thương hiệu là khả năng mà một khách hàng tiềm năng có thể nhận biết hoặc gợi nhớ đến một thương hiệu. Người mua thường lựa chọn thương hiệu mà mình đã biết bởi vì họ cảm thấy được an toàn và thoải mái hơn. Vì theo lệ thường thì một thương hiệu được nhiều người biết đến sẽ đáng tin cậy hơn và chất lượng sẽ tốt hơn. Sự nhận biết thương hiệu sẽ rất quan trọng đối với các mặt hàng tiêu dùng, khi mà mỗi khi mua hàng hóa thì người ta thường hoạch định thương hiệu từ trước. Trong trường hợp này thì những thương hiệu không được biết đến sẽ không có cơ hội được chọn lựa.
Sự nhận biết thương hiệu được tạo ra từ các chương trình truyền thông như quảng cáo, quan hệ cộng đồng, khuyến mãi, bán hàng cá nhân hay tại nơi trưng bày sản phẩm. Gá trị của việc nhận biết giúp khách hàng có cơ sở về liên kết thương hiệu, cam kết về chất lượng thương hiệu, duy trì và khuếch trương hình ảnh, xác lập vầ gia tăng vị thế thương hiệu
Chất lượng cảm nhận vượt trội
Giá trị cảm nhận, chính là sự chênh lệch giữa tổng giá trị người tiêu dùng nhận được và những giá trị mà họ mong đợi ở một sản phẩm khi quyết định mua tại một mức chi phí nào đó.
Một thương hiệu thường đi kèm theo một cảm nhận tổng thể của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Chất lượng cảm nhận chi phối: chiến lược kinh doanh, kết quả tài chính, mức độ trung thành với thương hiệu, khả năng và sức cạnh tranh thương hiệu
Sự liên tưởng thương hiệu
Sự liên tưởng thương hiệu là sự liên tưởng của khách hàng đến một hay vài điểm đặc trưng đối với một thương hiệu nào đó khi thương hiệu này được nhắc đến. Giá trị tiềm ẩn đằng sau cái tên của thương hiệu đó chính là những liên tưởng riêng có gắn liền với thương hiệu đó. Hình ảnh thương hiệu được xây dựng dựa trên các liên tưởng thương hiệu.
Nếu một thương hiệu được định vị trên những liên tưởng đặc thù cho một chủng loại sản phẩm hay một ngành công nghiệp thì đối thủ cạnh tranh sẽ rất khó khăn trong việc tấn công hoặc sẽ tạo ra được một rào cản vững chắc cho những đối thủ cạnh tranh mới.
Sự trung thành thương hiệu
Là cam kết gắn bó lâu dài của khách hàng với thương hiệu, là một nhân tố quan trọng nhất hình thành giá trị thương hiệu, và là nhân tố nền tảng đinh hướng các hoạt động liên quan đến thương hiệu.
Long trung thành giúp doanh nghiệp giảm chi phi marketing, tạo quyền lục kinh doanh đối với nhà phân phối, cung ứng, khách hàng …. thuận lợi trong thu hút khách hàng mới, đống góp hình ảnh cho thương hiệu, khảng định vị thế cạnh tranh
Yếu tố khác
Giá trị thương hiệu còn được dình thành qua các yếu tố như:thành tích doanh nghiệp, sự kiện nỏi bật, uy tín doanh nghiệp…..

Share this:

ABOUTME

Hi all. Tớ là Long Thái Bảo, Thích tìm tòi học hỏi mọi thứ. Gọi tớ là Long Dễ Bảo nha :v

JOIN CONVERSATION

    Blogger Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét